Ý nghĩa cúng cô hồn tháng 7 như thế nào là đúng tục lệ?
Theo quan niệm của người Việt thì cúng bái là một nét đẹp thể hiện sự kính trọng, nhớ ơn đến những người bề trên. Ngày cúng cô hồn thường là ngày mười lăm tháng Bảy âm lịch được chọn làm ngày cúng cô hồn vì người ta tin rằng khi con người chết đi thì có người được đầu thai, thoát kiếp, còn có người thì lại bị giữ lại, không siêu thoát được. Vì vậy, mà những linh hồn không siêu thoát thường bơ vơ, quanh quẩn, quấy phá trên nhân gian. Từ đó, người ta coi lễ cúng cô hồn là lễ quan trọng và có nghi thức cúng cũng rất được chú trọng.
Tháng Bảy là tháng được gọi là tháng cô hồn, thường thì lúc bắt đầu lễ cúng từ ngày mùng hai đến ngày mười lăm là hết. Khi cúng phải chọn ngày giờ sao cho phù hợp với tuổi của chủ nhà trong gia đình vì ông bà ta thời xưa có câu “có thờ có thiêng có kiêng có lành” sẽ giúp gia đình bạn mạnh khỏe không ốm đau bệnh tật gì cả, sức khỏe dồi dào, làm ăn gặp thời gặp vận, bình an và những vong linh bơ vơ không quấy rối gia đình bạn nữa. Vì vậy, mà ý nghĩa cúng cô hồn như thế nào cho đúng nghi thức trong tháng Bảy âm lịch đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Bên cạnh những việc nên làm trong tháng 7 âm lịch, thì cũng cần lưu ý đến những điều cấm kỵ, vì theo quan niệm người xưa nếu không kiêng kỵ thì gia đình dễ gặp xui xẻo, bị “ma trêu quỷ hờn” thậm chí rước vong vào nhà lúc nào không hay.
Bên cạnh việc kiêng kỵ thì bạn cũng có thể mua những vật phẩm phong thuỷ để xua đuổi tà khí, đem lại may mắn, bình an.
Với mong muốn tránh những xui xẻo, hiểm nguy rình rập xung quanh, nhiều người đã tự tìm mua cho mình các vật phẩm có tác dụng đem lại bình an, may mắn. Không chỉ mua cho cá nhân, nhiều người cũng chọn mua các loại quà tặng phong thủy mạ vàng để tặng bạn bè, đối tác, người thân mong muốn người được tặng cũng bình an trong tháng đặc biệt này. Một số quà tặng được ưa chuộng như tượng tỳ hưu mạ vàng, cóc 3 chân ngậm tiền, linh vật mạ vàng theo tuổi... Xem thêm: Vật phẩm tháng cô hồn
Tỳ hưu phong thủy vật phẩm được nhiều người chọn mua vào tháng 7 âm lịch
Ngoài cúng cô hồn, trong tháng 7 âm còn có ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Mặc dù nguồn gốc khác nhau nhưng cả hai lễ cúng lớn trong tháng 7 đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả đó là đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí.
Một số ý kiến trái chiều về tháng cô hồn
Rõ ràng tháng cô hồn là quan niệm đã có từ xa xưa và là một phần của truyền thống, tín ngưỡng tâm linh người Việt nhưng việc kiêng kỵ thái quá cũng làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống.
Quan điểm của Đạo Phật
Theo Thượng tọa Thích Thanh Tuấn, Ủy viên hội đồng trị sự TW Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cũng cho rằng, việc quan niệm tháng 7 Âm lịch là tháng ma quỷ hoành hành, thường mang đến điều xui xẻo… hoàn toàn không đúng, trong Đạo Phật không dạy điều này. Ý nghĩa của tháng cô hồn hoàn toàn cao cả và nhân văn đó là bố thí, giúp đỡ nhưng linh hồn vật vờ, không có thân thích trên trần gian với mong muốn cho họ được bình an, siêu thoát.
Quan điểm khoa học
Tuy tháng cô hồn đã có từ rất lâu nhưng việc kiêng kỵ trong nhân dân có thể không đến hoàn toàn từ câu chuyện này. Tháng 7 âm là giai đoạn chuyển mùa, mưa nắng thất thường, con người dễ bị ốm đau bệnh tật, đặc biệt là trẻ nhỏ. Hơn thế thời tiết không tốt là lý do chính không nên làm nhà vào mùa này. Rất có thể vì những lí do trên mà từ xưa ông cha ta đã coi tháng 7 là tháng không lành, đen đủi, không nên làm những việc lớn.
"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", để phòng trừ những điều xui xẻo có thể xảy ra trong tháng cô hồn, bạn đừng quên những điều cấm kỵ trong tháng và thỉnh thêm những vật phẩm phong thuỷ để trưng bày nhé.
Bình luận