Từ xa xưa đến nay, tháng 7 Âm lịch hàng năm được gọi là tháng cô hồn hay tháng của ma quỷ. Cách gọi này đã có từ lâu đời, bây giờ vẫn được sử dụng phổ biến nhưng ít người hiểu hết được ý nghĩa và nguồn gốc của nó. Vậy nên hãy cùng Golden Gift Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.
Nguồn gốc và ý nghĩa cúng cô hồn tháng 7
Từ ngày xưa, người Việt luôn quan niệm mỗi con người có hai phần, là phần hồn và phần xác. Phụ thuộc vào người đó khi còn sống và những việc đã làm. Đến khi mất đi, phần hồn vẫn tồn tại và tách khỏi phần xác, sẽ được đầu thai hay xuống địa ngục, hoặc tệ hơn là trở thành quỷ đói lang thang quấy rối người thường. Và từ đó việc cúng cô hồn xuất hiện.
Việc cúng cô hồn vào tháng 7 âm, không những tránh bị quấy phá, mà còn là hành động làm phúc, giúp những cô hồn lang thang có một ngày được no nê. Đây cũng là ý nghĩa tính nhân văn sâu sắc trong văn hóa Việt. Con người dù đã gây ra tội lỗi gì thì trong quá trình chịu sự quả báo, cũng có ít nhất được một ngày xá tội.
Theo Đạo giáo, phong tục cúng cô hồn bắt nguồn từ truyền thuyết Trung Hoa. Quan niệm dân gian cho rằng bắt đầu từ mùng 2/7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan để cho ma quỷ, cô hồn được phép trở lại dương gian và đến rằm thì phải quay về vì cửa địa ngục sẽ đóng lại. Do đó, vào tháng 7 Âm lịch, trên dương thế có nhiều ngạ quỷ nên phải cúng cháo, gạo, muối để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường. Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng. Các công việc quan trọng như cưới hỏi, khởi công xây dựng, đi xa,…đều tránh tháng 7.
Những điều kiêng kỵ tháng cô hồn
Trong văn hóa người Việt, tháng 7 âm lịch là tín ngưỡng dân gian liên quan đến linh hồn, quỷ đói nên nhiều người thường tương truyền về các điều kiêng kỵ không nên làm mỗi khi tháng cô hồn về để cầu bình an, hạnh phúc.
Lá bồ đề mạ vàng được mua nhiều trong tháng cô hồn
Ngoài thực hiện những điều nên làm và không nên làm trong tháng này, nhiều người lại chọn cách sử dụng những vật phẩm phong thủy có tác dụng như trấn an tinh thần, từ tà, xua đuổi ma quỷ, ngoài ra còn giúp đem lại may mắn, tài lộc.
Lễ Vu lan báo hiếu
Hàng năm, trong tháng 7 Âm lịch thì ngoài lễ cúng Cô hồn còn có lễ Vu lan hay còn gọi là mùa báo hiếu. Ngày Vu Lan là một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo. Là dịp để mỗi người con hướng lòng thành kính về cha mẹ, những người đã có công sinh thành và dưỡng dục. Mọi người bằng những việc làm, cách thể hiện khác nhau, đều mong muốn cầu chúc cho cha mẹ luôn sống khỏe mạnh, thanh bình và an nhiên. Bạn có thể nói những lời yêu thương, đi chùa cầu bình an, hay chuẩn bị một món quà ý nghĩa nào đó để tri ân tới cha mẹ – đấng sinh thành của mình. ►Xem thêm: Những món quà vàng ý nghĩa ngày Vu Lan báo hiếu
Thanh Phong/SHTT
Bình luận