Tháng cô hồn là ngày tháng mấy âm lịch? Vì sao gọi là tháng cô hồn?

Tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng cô hồn được cho là tháng xui xẻo, không may mắn. Tại sao lại có quan niệm như vậy? Tất cả sẽ được giải mã trong bài viết dưới đây.

Tháng cô hồn là tháng mấy?

Theo quan niệm dân gian của người Việt Nam, tháng 7 âm lịch hàng năm được gọi là tháng cô hồn. Vào tháng này mọi người thường kiêng kỵ làm nhà, mua xe, mua nhà hay làm những việc lớn để tránh gặp xui xẻo.

Đây cũng là thoí quen từ xa xưa của dân tộc ta và được truyền lại cho đến ngày nay, nhưng trên thực tế không nhiều người hiểu tháng cô hồn là gì? Cũng như không biết nguồn gốc và ý nghĩa của tháng cô hồn.

Tháng cô hồn năm 2022 bắt đầu từ ngày nào?

Theo thói quen của mọi người thì tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn, tuy nhiên thực tế chỉ có một vài ngày trong tháng được gọi là cô hồn.

Dựa theo các truyền thuyết thì từng mùng 2/7 âm lịch hàng năm, Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan để ma quỷ tự do đi theo bốn hướng (cô hồn), thường là trở về để tìm gặp bạn bè, người thân mong được giúp đỡ để sớm siêu thoát. Đến sau 12h ngày 14/7 thì các ma quỷ phải trở về địa ngục.

Như vậy, theo quan niệm dân gian truyền miệng thì tháng cô hồn năm 2022 sẽ bắt đầu từ ngày 2/7 đến hết tháng 7 âm lịch, tính theo dương lịch là từ ngày 29/7 đến ngày 26/8 (tức 29/7 âm lịch).

Tháng cô hồn bắt nguồn từ đâu?

Phong tục cúng cô hồn có nguồn gốc từ Trung Quốc Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là "Phóng diệm khẩu", tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa. Nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và nói trại đi thành "cúng cô hồn", tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ, không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái.

Tục cúng cô hồn bắt nguồn từ câu chuyện giữa ông A Nam Đà (gọi tắt là A Nan) với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu).

Sự tích kể rằng, vào một buổi tối khi A Nang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con quỷ khô, gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng 3 ngày sau A Nam sẽ chết và sẽ trở thành một con quỷ miệng lựa, mặt cháy đen như nó. A Nan sợ quá bèn nhờ quỷ bày cho cách tránh ra khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên”.

A Nam đem chuyện bạch với Đức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là "Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Đà La Ni". A Nan đem tụng trong lễ cúng và được tăng thêm phúc thọ. Phong tục cúng tháng cô hồn cũng bắt nguồn từ chính sực tích này nên ngày nay người ta vẫn nói cúng cô hồn là Phóng Diệm Khẩu với nghĩa gốc là “thả quỷ miệng lửa”.

Bên cạnh đó tháng cô hồn còn xuất phát từ tín ngưỡng tâm linh khác khi cho rằng con người vốn gồm 2 phần là linh hồn và thể xác. Khi một người chết đi thì phần xác trở thành cát bụi còn phần hồn tiếp tục tồn tại. Số phận của phần hồn sẽ do Diêm Vương phán xét: người sống tốt sẽ được đầu thai làm kiếp khác còn người sống ác sẽ bị đầy vào địa ngục hoặc sống vất vưởng ở nhân gian.

Và mỗi năm, cứ vào tháng 7 âm lịch thì Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan để ma quỷ tự do đi theo bốn hướng (cô hồn), thường là trở về để tìm gặp bạn bè, người thân mong được giúp đỡ để sớm siêu thoát.

Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 âm lịch, còn ở Việt Nam thời gian này kéo dài nguyên một tháng, không ấn định ngày nào. Mặt khác dân gian còn gọi tháng bảy là “tháng cô hồn” là tháng không may mắn nên mọi người thường tránh làm những việc lớn trong thời gian này.

Lá bồ đề mạ vàng được mua nhiều trong tháng cô hồn

Người Việt trong truyền thống cho rằng ngày 15/7 âm lịch là ngày "mở cửa ngục” để các cô hồn nhận đồ cúng tế cũng như quần áo, và một ít tiền vàng, mã, do vậy ngày này là ngày xá tội vong nhân. Khi thực hiện lễ này người Việt cũng nhân đó mà làm lễ cầu siêu cho gia tiên tiền tổ và gửi biếu chút vàng mã cho các chân linh gia tiên nhằm thể hiện sự hiếu thảo của con cháu đối với các bậc sinh thành.

Như vậy, trong tháng 7 âm lịch có hai lễ lớn: Lễ Vu Lan và cúng Cô hồn.

Vậy Lễ Vu Lan và lễ Xá tội vong nhân có phải là một?

Rất nhiều người có sự nhầm lẫn rằng lễ Vu Lan chỉ là tên gọi khác của ngày Xá tội vong nhân – Rằm tháng 7. Nhưng thực tế, hai lễ này hoàn toàn khác nhau, tuy có chung nguồn gốc Phật giáo nhưng lại có những điền tích khác nhau.

Lễ Vu Lan mang tính chất là ngày lễ báo hiếu, một trong những lễ vô cùng quan trọng của Phật Giáo.

Theo sự tích phật giáo, xuất phát từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Cũng từ đây, truyền thuyết về ngày lễ Vu lan được ra đời trở thành một ngày báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục của bậc cha mẹ.

Chuyện kể rằng, Bồ Tát Mục Kiền Liên vốn là một vị cao tăng thần thông quảng đại, hiếu nghĩa vô cùng. Khi mẹ của ông là bà Thanh Đề qua đời, ông nhớ mẹ da diết và cố gắng đi tìm mẹ. 

Vì khi còn sống mẹ ông gây nhiều nghiệp ác nên khi chết đi, bà phải làm quỷ đói và bị hành hạ rất thương tâm. Thương mẹ ông đem cơm đến dâng mẹ, tuy nhiên cứ khi nào đồ ăn được dâng tới miệng thì chúng lại hóa thành than lửa, mẹ ông không thể nào ăn được.

Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời. Trong một số nước Á Đông, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 (Âm lịch), để tỏ hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ những linh hồn đói khát.

Tháng cô hồn, cần kiêng kỵ điều gì?

Theo nhiều người quan niệm thì tháng 7 âm lịch (tháng cô hồn ) là tháng xui xẻo, không may mắn. Không nên làm chuyện lớn, quan trọng trọng trong tháng này như : xây nhà, cưới hỏi, ký kết hợp đồng làm ăn,… vì theo quan niệm thì công việc sẽ dễ đổ vỡ hay như kiêng không  gọi tên nhau trong đêm, treo chuông gió trước cửa, kiêng đi chơi về muộn,…

Tuy nhiên theo quan niệm Phật giáo thì không có tháng nào xấu, tháng nào đẹp. Hơn nữa, mỗi người có một phúc phận riêng, phúc lộc mỗi người mỗi khác. Vậy nên tùy thuộc vào mỗi người chứ không phải tháng đó ai cũng gặp điều xấu, điều xui.

Thay vì lo sợ vận xui mà bạn không dám làm bất cứ điều gì để rồi có thể bỏ lỡ khá nhiều cơ hội. Vậy thì tại sao bạn không tích phúc, sống hướng thiện và làm nhiều việc tốt giúp đỡ mọi người. Mặc dù vậy, để trấn an tâm lý thì hiện nay nhiều người tìm mua những vật phẩm phong thủy để mong gặp được nhiều may mắn, hút tài lộc, xua đi vận xui xẻo trong tháng cô hồn. Đặc biệt những vật phẩm phong thủy mạ vàng đang là xu hướng được lựa chọn để tăng được cát khí, xua đuổi vận xui.

Chọn linh vật mạ vàng theo tuổi làm vật phẩm may mắn trong tháng cô hồn

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn biết được tháng cô hồn là tháng nào trong năm và vì sao lại gọi là tháng cô hồn. Đừng quên mua một vật phẩm để giúp bạn hút vượng khí, vận may trong tháng này nhé. Chúc bạn luôn gặp may mắn và niềm vui.

Bùi Sơn/Golden Gift Việt Nam

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết mới nhất

    Bài viết liên quan