Phong tục xông nhà đầu năm mới của người Việt

Sau giây phút giao thừa chính là thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới. Trước những giờ phút thiêng liêng ấy ông bà ta có tục lệ thực hiện cúng giao thừa đầu năm, đi chùa xin lộc hay xông đất (xông nhà hay đạp đất) trong ngày đầu tiên của năm mới, để mang lại may mắn cho gia đình vào năm mới.

Tục xông đất là phong tục lâu đời của người Việt. Mỗi phong tục đều có một ý nghĩa nhất định, theo quan niệm truyền thống của người Á Đông thì ngày mùng 1 của năm sẽ có những ảnh hưởng lớn đến các ngày còn lại. Nếu ngày mùng 1 mọi chuyện suôn sẻ thì người ta tin rằng cả năm sẽ được an lành, nhiều điều may mắn, vạn sự như ý.

Phong tục xông đất xông nhà

Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất cho gia chủ. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng 5 đến 10 phút chứ không ở lại lâu, cầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt.

Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới. Thời xưa, chỉ có hai cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm. Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có tuổi hợp tuổi với chủ nhà.

Một cách xông đất xong nhà khác theo tục lệ là chính người thân trong gia đình tự xông đất. Người thân trong gia đình sẽ ra khỏi nhà trước giờ giao thừa, qua giờ giao thừa trở về xông nhà mang theo những cành lộc đầu xuân, mang sự tốt lành quanh năm về cho gia đình.

Người Việt cũng có tục lệ thường không đến nhà người khác vào sáng mùng 1 Tết để tránh xông nhà người khác. Các gia đình người Việt cũng rất kỵ những người không hợp tuổi xông nhà mình vào đầu năm mới.

Tuy niên, theo cùng thời gian, những phong tục tập quán xưa cũng có những biến đổi để phù hợp với những thay đổi phát triển của cuộc sống hôm nay. Tục xông đất xông nhà cũng vậy, mọi người trong gia đình vẫn đi xông đất nhà bà con, bạn bè nhưng đa phần như một niềm vui trong ngày Tết.

Kén người “tốt vía”

Theo tục lệ của người Việt Nam, người đến thăm gia đình đầu tiên trong năm mới gọi là người xông nhà hay xông đất, đạp đất. Con cháu phải ở trong nhà chờ người đến xông nhà rồi mới được đi chúc Tết bà con, bạn bè. Ông bà ta tin rằng người khách đầu tiên bước vào nhà mình sáng ngày mùng một Tết sẽ đem đến điều may mắn hay rủi ro cho gia đình suốt năm đó nên họ thường chọn người khách xông nhà rất kỹ.

Người xông nhà phải có tuổi hợp với chủ nhà và con vật đại diện của năm đó. Chủ nhà thường chọn trong số các bạn bè, họ hàng của mình một người “tốt vía” xông nhà để năm mới được tốt đẹp, mọi điều suôn sẻ, thuận lợi. Đó là những người gia cảnh song toàn, con cháu đầy đàn, có tính cách vui vẻ, gia đình hạnh phúc, làm ăn thịnh vượng, vì thế mới có lệ “hẹn trước,” mời đến xông nhà.

Người Nam Bộ còn có thói quen chọn người có tên đẹp như Phúc, Lộc, Thọ, Tài, Lợi mời đến xông nhà để cả năm sẽ thuận lợi, may mắn, phát tài phát lộc.

Thời điểm xông nhà, có thể diễn ra trong vòng 3 ngày Tết, nhưng chủ yếu là ngày mùng một Tết, tính từ ngay sau thời khắc Giao thừa. Người xông nhà chúc Tết thường lưu lại nhà gia chủ trong khoảng 10-15 phút. Tùy nhà tùy người mà có lời chúc riêng.

Nếu nhà có cha mẹ già thì chúc: “Bách niên giai lão” (sống lâu trăm tuổi), “tăng phúc tăng thọ;” nếu là người buôn bán thì mong “buôn may bán đắt,” “làm ăn phát đạt,” “làm ăn phát tài bằng năm bằng mười năm ngoái;” nếu gặp người làm việc Nhà nước thì chúc: “thăng quan tiến chức” hoặc  “lên chức lên lương,” gặp trẻ em thì mừng các bé “mau ăn chóng lớn,” “học hành đỗ đạt.” Lời chúc tụng này thường kèm theo bao đỏ để mừng tuổi và lì xì cho trẻ em, bạn bè, đồng nghiệp.

Cũng có năm gia chủ không chọn được ai hay không muốn nhờ vả ai xông đất vì lý do an toàn, sợ người lạ mang đến những điều không tốt cho gia đình thì họ tự xông nhà mình. Chủ nhà rời khỏi nhà trước thời khắc Giao thừa, lúc còn năm cũ, đi lễ chùa xin lộc đầu năm và trở về sau nửa đêm để là người đầu tiên đặt chân vào sân nhà.

Trong trường hợp này, người trong gia đình sẽ chuẩn bị đón tiếp người này như khách quý đến xông nhà, đem sự an vui, thịnh vượng đến cho những người thân của mình. Bánh mứt sẽ được dọn ra, trà thơm được rót, mọi người sẽ cùng nhau nhấm nháp hương xuân đầu năm trong không khí đầm ấm và tràn trề hy vọng mới.

Người Việt thường tránh xông nhà người khác ngày mùng một Tết nếu trong gia đình mình có những chuyện không hay xảy ra trong năm qua. Các gia đình người Việt cũng rất kỵ những người có phẩm chất đạo đức không tốt, lười biếng xông nhà.

Quà tặng đầu năm cho gia chủ

Người đi xông đất, ngoài những lời cầu chúc tốt đẹp dành cho gia chủ còn phải ăn mặc thật đẹp và mang theo một chút quà Tết và tiền lì xì cho người già, trẻ em trong nhà.

Vào ngày đầu năm mới này bạn có thể chọn lựa chọn những món quà mang ý nghĩa “chiêu tài đón lộc” để mang đến sự may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.

Thỏi vàng may mắn chữ Lộc – món quà đầu xuân ý nghĩa

Tục lệ xông nhà đầu năm mới là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người dân Việt cần được giữ gìn. Ngoài ý nghĩa văn hóa thì phong tục này còn mang giá trị tình cảm và những lời chúc tốt lành trong năm mới. 

Đình Quân/ Golden Gift Việt Nam.

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết mới nhất

    Bài viết liên quan