Những phong tục truyền thống trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt

Tết Nguyên Đán là ngày tết cổ truyền của người Việt Nam, đây là dịp để gia đình đoàn tụ bên nhau sau một năm làm việc vất vả. Hơn nữa đây là dịp lễ quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc của người Việt được diễn ra hằng năm nhằm cầu năm mới an lành, hạnh phúc, sức khỏe.

Tết nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất của người Việt, chính vì vậy vào ngày này có rất nhiều phong tục được lưu truyền từ xa xưa cho đến tận bây giờ. Mỗi phong tục đều là nét đẹp văn hóa của người dân Việt. Bài viết hôm nay Golden Gift Việt Nam xin nhắc lại những phong tục ngày tết của người Việt mời bạn cùng theo dõi.

Phong tục ngày tết của người Việt

Cúng ông công ông táo

Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người Việt Nam lại có tục cúng ông Táo. Ông Táo hay còn gọi là Thần Bếp, có trách nhiệm theo dõi mọi việc xảy ra trong gia đình rồi trình báo cho Trời. Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, nhà nào cũng thu dọn nhà cửa, bếp sạch sẽ rồi làm lễ cúng tiễn ông Táo lên trời, nhờ ông báo cáo những điều tốt đẹp để một năm mới bình an và may mắn.

Theo lệ, lễ cúng ông Táo được đặt trong bếp và phải có cá chép vì tục truyền rằng ông Táo cưỡi cá chép để lên trời.

Gói bánh tết

Tết cổ truyền của người Việt không thể thiếu bánh chưng, bánh tét. Thường các gia đình sẽ quây quần cùng nhau gói bánh và luộc bánh vào các ngày 27, 28, 29 tết đây là món không thể thiếu trên mâm cúng ông bà tổ tiên và cũng là món quà biếu ý nghĩa cho họ hàng và bạn bè dịp tết.

Chơi hoa dịp Tết

Miền Bắc thường chọn hoa đào để cắm trên bàn trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà. Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hoặc cây mai vàng hơn, đây là những cây tượng trưng cho sự may mắn, xua đuổi tà ma, cầu mong cho một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, thịnh vượng, viên mãn cho gia đình.

Mân ngũ quả

Tết đến xuân về trên bàn thờ mọi gia đình đều được bày biện mâm ngũ quả đẹp mắt cúng gia tiên. Mâm ngũ quả tượng trưng cho Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ, 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ theo quan niệm của Khổng giáo với nghĩa chung sâu sắc, gắn liền vơi sụ hiếu thảo và mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Thăm mộ tổ tiên

Khi con cái tề tựu đông đủ trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm mộ tổ tiên và quét dọn khu mộ. Đến đây mọi người sẽ cùng nhau dâng hương hoa quả để cúng và mời vong linh của ông bà tổ tiên về ăn tết cùng con cháu. Thời điểm diễn ra vào dịp cuối năm từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp (tháng 12 âm lịch).

Cúng tất niên

Các gia đình tại Việt Nam thường làm mâm cơm thắp hương mời thần linh, gia tiên về ăn tết cùng gia đình vào chiều 30 Tết đồng thời để chia tay năm cũ và chào đón năm mới.

Cúng giao thừa

Cúng giao thừa là nghi thức không thể thiếu trong mỗi đêm 30 tết. Gia đình nào cũng muốn chuẩn bị thật tốt, đầy đủ các nghi thức cúng lễ trong đêm giao thừa để tiễn năm cũ và chào đón năm mới.

Xông đất đầu năm

Sau thời điểm giao thừa, bước sang năm mới, ai là người đầu tiên bước vào nhà cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất.

Theo quan niệm của người Việt xông đất đầu năm là việc vô cùng quan trọng khi bước sang năm mới vì vậy các gia đình thường chọn người hợp tuổi, hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt, tính tình vui vẻ để xông đất nhà mình.

Chúc tết

Giao thừa qua đi các thành viên trong gia đình quây quần cùng chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Đây là dịp để con cháu trong nhà thể hiện sự hiếu kính với ông bà, cha mẹ.

Lì xì đầu năm

Lì xì đầu năm là một phong tục tốt đẹp đã có từ bao đời nay, dù không biết chính xác tục lệ này có từ bao giờ nhưng trải qua năm tháng thì nó vẫn được gìn giữ và lưu truyền cho đến ngày hôm nay.

Hằng năm, mỗi khi chuẩn bị đón xuân sang thì mọi người đều dành ra một khoản tiền để đi mừng tuổi. Không chỉ có trẻ em mới được người lớn lì xì mà con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ với ý nghĩa cầu mong sức khỏe chúc ông bà, cha mẹ sống lâu trăm tuổi. Tiếp đó là cha mẹ, ông bà mừng tuổi lại con cháu với mong muốn con cháu ngoan ngoãn, học giỏi và gặp nhiều may mắn.

Quà biếu tết

Mỗi dịp tết các gia đình lại bắt đầu tìm kiếm và chuẩn bị những món quà biếu, quà tết ý nghĩa và đầy thiết thực để dành tặng bố mẹ, người thân, bạn bè. Tặng quà tết là một nét văn hóa của người Việt có ý nghĩa trao gửi yêu thương, trao gửi điều may mắn, những lời chúc mừng năm mới tốt lành.

Tượng Rắn phong thuỷ mạ vàng mẫu quà tặng tết mới ra mắt tại Golden Gift

Phong tục xuất hành

Vào ngày mùng 1 tháng Giêng, mọi người thường chọn hướng đẹp, giờ đẹp phù hợp với tuổi để ra khỏi nhà với mong muốn khi bước sang một năm mới tất cả đều thuận lợi, cả năm gặp điều tốt lành, không gặp điều xấu, điều không tốt.

Trên đây là những phong tục truyền thống ngày tết cổ truyền của người Việt. Những phong tục tập quán xưa, theo thời gian có thể sẽ không được im dấu đậm hoặc có thể sẽ thay đổi và phát triển để phỳ hợp với cuộc sống hiện nay, tuy nhiên việc duy trì những phong tục tốt đẹp là việc nên làm để các thế hệ trẻ không quên truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Kim Chi/ Golden Gift Việt Nam.

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết mới nhất

    Bài viết liên quan