Hình tượng rắn giữa các nền văn hóa lại mang ý nghĩa khác nhau, đôi khi là đối lập. Rắn là vị thần sáng thế của vũ trụ thời hỗn mang, thần bảo hộ gia đình; nhưng cũng là ác thần, xen kẽ giữa cái tốt và cái xấu, tình yêu, nhục dục và tội lỗi.
Ý nghĩa của biểu tượng rắn trong văn hóa các quốc gia
Những ý nghĩa về biểu tượng của rắn xuất phát từ chính nét đặc trưng sinh học của loài này. Cách di chuyển khéo léo, nhẹ nhàng nhưng vô cùng nhanh nhẹn, quyết liệt trong động tác bắt mồi của rắn tượng trưng cho sức mạnh. Rắn lột da tượng trưng cho sự tái sinh, mình dài vô tận nói về sự luân hồi chuyển thế. Nọc độc của rắn liên tưởng đến những mặt xấu của mỗi người.
Tại Ấn Độ, nền văn hóa lớn phương Đông cũng như cái nôi của nhiều tôn giáo và tín ngưỡng, rắn đại diện cho các vị thần. Naga trong tiếng Phạn có nghĩa là con rắn lớn, là tên gọi của vị thần rắn trong Ấn Độ giáo. Rắn Naga được gắn với hai vị thần quan trọng là Vishnu và Shiva, với ý nghĩa cuộn tròn lấy cái gốc của trục thế gian, biểu trưng cho sự sinh thành, phát triển và hủy diệt, nâng đỡ và bảo đảm sự ổn định của thế giới.
Rắn in đậm trong kiến trúc và điêu khắc với biểu tượng của sự bất tử, người bảo vệ và canh gác. Các đền đài, chùa chiền và dinh thự ở Ấn Độ thường xuyên xuất hiện hình ảnh rắn quấn quanh hoặc nằm trên tay các vị thần.
Trên thế giới, nhiều dân tộc xem rắn là chúa tể của phụ nữ. Trong quan niệm của người Ấn, người phụ nữ muốn có con thường phải nhận một con rắn hổ mang làm con nuôi. Với người Thái Lan, rắn là âm, là hồn của âm vật, là thần mẹ.Trong nghệ thuật Thái, vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ được gắn với vẻ đẹp của rắn. Do đó, người Thái không giết rắn bừa bãi và có vô số ngôi đền thờ rắn tại xứ sở Chùa Vàng.
Người Thái thường đặt một đôi rắn vàng (tượng trưng cho đất) và rắn trắng (tượng trưng cho nước) trong chùa vì sự giao hòa của chúng sẽ tạo ra cuộc sống yên lành và no ấm cho con người
Hình ảnh rắn Naga ở mỗi nền văn hóa được cách điệu khác nhau. Chẳng hạn, rắn Naga 3 đầu của văn hóa Khmer tượng trưng cho quan niệm tam tài. Rắn 5 đầu tượng trưng cho ngũ hàn phong thủy. Rắn 7 đầu là sự đắc đạo trong tu hành. Rắn 9 đầu chính là con đường dẫn đến thiên đường,… Tất cả đều là những số lẻ – số dương theo tư duy truyền thống phương Đông.
Hình tượng rắn trong văn hóa Việt Nam
Con Rồng của người Việt được cho rằng xuất phát từ nguyên mẫu của rắn kết hợp với những đặc trưng của cá sấu. Mặc dù có ảnh hưởng từ rồng Trung Hoa, nhưng rồng Việt vẫn còn mang đậm dấu ấn pha trộn giữa rắn – rồng.
Trong văn hóa dân gian Việt Nam, tục thờ rắn là một tín ngưỡng nguyên thủy với hai ý nghĩa chính: Vật tổ và thủy thần. Rắn là thủy thần xuất phát từ các ý niệm về sông nước của cư dân nông nghiệp. Cho đến ngày nay, vẫn còn chứng tích về tục thờ rắn ở dọc các con sông lớn như: Sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu,…
Biểu tượng rắn thủy thần của người Việt cũng có hai thuộc tính: tốt và xấu. Rắn là vị thần nước giúp mưa thuận gió hòa, mang điềm lành và báo điềm dữ. Ngược lại, rắn là con vật tinh quái phá hoại mùa màng và cuộc sống của người dân. Cho dù rắn có mang thuộc tính nào đi chăng nữa thì với cư dân vẫn một lòng kính trọng và thờ phượng.
Tượng Rắn phong thủy do Golden Gift Việt Nam chế tác được mạ vàng thật bằng phương pháp điện phân
Hiện nay, rắn còn được coi là vật phẩm phong thủy quan trọng trong mỗi gia đình để cầu mong phúc lành, may mắn và bình an. Với những người kinh doanh, hoạt động chính trị, biểu tượng Rắn phong thủy mạ vàng còn đại diện cho quyết định táo bạo, mạnh mẽ nhưng khôn khéo trong công việc, từ đó gặt hái được nhiều thành công.
Có thể bạn chưa biết! Rắn cũng chính là một đại diện trong bộ lịch 12 con giáp của người Việt. Năm Rắn hay còn gọi là năm Tỵ, đại diện cho những người có hiểu biết sâu sắc về triết học, giỏi tư duy và có kỹ năng giao tiếp tốt. Năm Tỵ gần nhất tới đây là năm Ất Tỵ 2025.
Lyoko/Golden Gift Việt Nam
binh_luan