Trong phong thủy, hình tượng Rồng có ý nghĩa như thế nào?

Rồng là hình ảnh gần gũi, thân quen, gắn liền với đời sống tâm linh, văn hóa của người Việt. Mỗi đứa trẻ sinh ra, đều nghe về sự tích con Rồng cháu Tiên, tự hào dòng máu Việt Nam.

Sử dụng linh vật rồng phong thủy đặt trong nhà hoặc trên bàn làm việc sẽ mang đến những điều tốt lành cho cả gia đình. Người làm công, người kinh doanh được nhiều thành tựu. Tất cả đều bắt nguồn từ ý nghĩa của rồng trong phong thủy.

Ý nghĩa hình tượng Rồng trong phong thủy

Trong bài viết này, hãy cùng Golden Gift Việt Nam tìm hiểu thật kỹ về ý nghĩa của tượng Rồng trong phong thuỷ.


Rồng phong thủy – dấu ấn quyền lực từ cổ tích đến hiện đại

Trong tứ linh gồm Long, Lân, Quy, Phụng; rồng là con vật đứng đầu tiên. Chính vì vậy mà rồng tượng trưng cho sự quyền lực, quyền lãnh đạo tối cao. Truyền thuyết xưa kể lại, rồng là con của trời, có thể gây mưa, mang đến mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, khí trời mát mẻ. Rồng có khả năng điều hòa nguyên khí của đất trời, ban phát sự tốt lành cho trần gian. Loài vật này là biểu tượng của sức mạnh vô biên, giúp cho doanh nhân làm ăn phát đạt nên nó có ý nghĩa tối cao trong phong thủy.

Từ xa xưa, Rồng được xem là loài vật thiêng liêng đứng đầu trong tứ linh, biểu tượng cho quyền lực, sức mạnh

Thời phong kiến, rồng là biểu tượng quyền lực của người đứng đầu một đất nước. Vua còn được gọi là thiên tử, ý chỉ con trời. Vì vậy, trên trang phục (long bào), ấn tín (ngọc tỷ), các đồ dùng của nhà vua đều khắc họa hình nét rồng bay. Kiến trúc cung điện, lăng tẩm của vua chúa thời xưa cũng đặc biệt yêu thích hình tượng rồng.

Ấn rồng phong thủy mạ vàng do Golden Gift Việt Nam chế tác

Hiện nay, ấn tín của vua chúa chỉ còn xuất hiện ở một số bảo tàng có quy mô lớn. Các nghệ nhân Golden Gift Việt Nam đã tái hiện lại hình ảnh ấn tín cùng quyền lực tối thượng trong quà tặng Long ấn mạ vàng

Ngày nay, hình tượng rồng được khắc họa nhiều trong kiến trúc đình, chùa, miếu mạo,… Rồng được dân gian đưa vào nơi thờ tự, thường xuất hiện trong tư thế nằm chầu. Nghĩa là sẵn sàng bảo vệ, che chở, phục vụ. Rồng uốn lượn trên mái đình. Rồng uốn cong theo cột xây chùa. Rồng nằm phục chầu bên tượng Phật. Đầu rồng nâng bước chân Phật Bà Quan Âm giữa sóng gió biển khơi…

Tác dụng của rồng trong phong thủy

Rồng biểu trưng cho sự tốt đẹp, may mắn và thịnh vượng, là sức mạnh của sự sống. Hình ảnh của rồng là hình ảnh vị thần phun nước làm mưa để dân cày ruộng, mang lại lúa gạo nuôi sống con người. Rồng là con vật có mình dài, thân có nhiều vảy, trên đầu có sừng như sừng hươu, chân có móng vuốt, có thể tự do bay lượn trên trời cũng như dưới nước. Ngoài khả năng thu hút tài lộc, tượng Rồng phong thủy mạ vàng còn có khả năng diệt trừ cái xấu, hóa giải tà khí.


Tượng Rồng phong thủy khắc họa hình tượng rồng cùng viên châu thể hiện tinh thần tôn trọng các giá trị nhân văn cao quý, sự uyên bác và tinh thần cao thượng của dân tộc Việt

Từ xưa đến nay, rồng là linh vật thần thoại, tượng trưng cho thiên mệnh cao cả và tối thượng như Vua. Trong phong thủy, “long khí” là sinh lực của vũ trụ. Nó ẩn hiện trong lòng đất vận chuyển thành “long mạch” mà từ xưa các đại sư phong thủy đã dày công tìm kiếm. Vì vậy, trưng tượng rồng trong nhà hoặc Đầu rồng phong thủy sẽ hấp thu nguồn sinh lực của vũ trụ, gặp hung hóa cát.

Lyoko/Golden Gift Việt Nam

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết mới nhất

    Bài viết liên quan