Phong thủy ngày Tết – Dọn bàn thờ ngày Tết và những điều cần lưu ý

Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, một trong những việc mà bất cứ gia đình nào cũng cần phải thực hiện đó chính là dọn dẹp bàn thờ.

Trong tâm thức của người Việt, bàn thờ luôn là nơi linh thiêng, tôn kính nhất của mỗi gia đình. Vì vậy, vào dịp cuối năm, các gia đình thường chú trọng việc dọn dẹp bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên việc dọn dẹp bàn thờ không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tài lộc của bạn và gia đình trong suốt một năm tới. Chính vì vậy hôm nay Golden Gift Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn cách dọn dẹp bàn thờ ngày Tết sao cho đúng phong thủy nhé!

Nên lau dọn bàn thờ vào khi nào?

Nhiều người thường quan niệm, chỉ được dọn bàn thờ và tỉa chân nhang sau ngày 23 tháng Chạp khi mà các ông Công ông Táo đã về trời. Tuy nhiên, thực tế thì việc dọn dẹp bàn thờ là cách bày tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên (cũng giống như chúng ta được ở trong một ngôi nhà khang trang sạch sẽ), vì vậy công việc này cần phải được làm thường xuyên, chứ không phải đến ngày 23 mới tiến hành dọn dẹp.

Do tục lệ của người Việt, năm mới phải đón những điều mới, nên thông thường các gia đình tiến hành lau dọn bạn thờ vào dịp cuối năm. Khi lau dọn bàn thờ, cần sự tập trung, kính cẩn và thành tâm nhất.

Người tiến hành phải là người đàn ông trong gia đình, ăn mặc nghiêm trang và thực hiện đầy đủ bài văn khấn vái trước, trong và sau khi lau dọn không gian thờ cúng quan trọng này.

Cách lau dọn bàn thờ để không bị “tán lộc, động tài”

Không chỉ ở trong không gian gia đình mà trong các đền chùa, miếu mạo, việc lau dọn bàn thờ cũng thường xuyên phải làm. Trong tín ngưỡng gọi là lễ “mộc dục” (lễ tắm rửa cho tượng). Việc này được diễn ra trong những không gian riêng như hồ bán nguyệt, bến nước riêng.

Còn lễ trong gia đình gọi là lễ “bao sái” (lễ tẩy rửa). Lúc này, người ta lau dọn sạch sẽ tất cả những vật thờ tự. Theo quan niệm cổ truyền, việc này là việc của đàn ông, nam giới trong nhà. Nhưng ngày nay, phụ nữ hay đàn ông đều có thể làm công việc này.

Trước khi dọn dẹp bàn thờ, người xưa thường phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn bàn thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc. Sau đó gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn. Đợi sau khi hương cháy hết rồi mới bắt đầu công việc.

Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Theo thứ tự, nếu có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, không được lau bài vị của tổ tiên trước.

Sau khi lau bài vị xong mới đến phần dọn bát hương, công việc này cũng rất quan trọng. Thông thường, mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, những theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”. Vì vậy người ta dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.

Khi bát hương khô, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh, khi tiền cháy một nửa thì bỏ vào trong. Khi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần.

Ngày nay có nhiều người đem tro bát hương đổ cũ ra sông, thay vào bát hương tro mới, nhưng người xưa thì dùng chiếc rổ mắt nhỏ để lọc tro cũ, lọc xong lại đổ vào bát hương chứ không đổ đi. Việc lọc tro cũng phải bắt đầu từ bát hương thờ thần phật trước rồi mới đến bát hương thờ tổ tiên.

Sau khi lau rửa sạch sẽ, người ta sẽ đem bài vị thần Phật và tổ tiên đặt lại chỗ cũ và công đoạn này cũng rất phức tạp. Bạn cần chuẩn bị một chiếc lò nhỏ trong có đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15 phút, sau đó đốt bảy tờ tiền vàng làm dấu hơ ở bốn hướng trên dưới trái phải, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.

Tiếp theo, bạn tiếp tục đốt bảy tờ tiền vàng làm sạch vị trí muốn đặt tượng/bài vị thần Phật và bát hương sau đó mới đặt các đồ vật vào vị trí cố định. Sau khi đặt xong thì đốt 12 cây hương cắm theo thứ tự hướng thời gian:

– Cây đầu tiên cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc “niên niên thị hảo niên”, tức mỗi năm đều là năm tốt.

– Cây thứ hai cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, tức mỗi tháng đều là tháng tốt.

– Cây thứ ba cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật”, tức mỗi ngày đều là ngày tốt.

– Cây thứ tư cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, tức mỗi giờ đều là giờ tốt.

Cứ tuần tự như vậy cho đến thời điểm vị trí 12h. Các vị trí bài vị, bát hương của tổ tiên và bà cô tổ cũng làm như vậy.

Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết

Sau khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương nhưng phải để lại ít nhất 3 – 5 – 7 hoặc 9 cây. Chân hương đã lấy ra, cần đem hóa và thả tro xuống sông, suối hoặc để bón cây, không được đổ tùy tiện.

Bài viết trên đầy đã hướng dẫn bạn cách dọn dẹp bàn thờ trong những ngày giáp Tết cũng như cách bố trí bàn thờ đầy đủ và hợp phong thủy. Việc dọn dẹp bàn thờ không quá khó khăn chỉ cần bạn chú ý cẩn trọng, thành tâm và thật chậm rãi là được.

Uyên Ngô/ Golden Gift Việt Nam.

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Bài viết mới nhất

    Bài viết liên quan