Những thông tin về lễ Vu Lan báo hiếu
Lễ Vu Lan được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Từ đó, Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn tổ tiên và cha mẹ. Do đó, ngày này chính là dịp để con cháu làm những việc hiếu nghĩa thể hiện tình cảm, lòng biết ơn của mình đối với đấng sinh thành.
Vào ngày này, tại các chùa ở Việt Nam, thường có nghi thức “Bông hồng cài áo”. Theo đó, bông hồng đỏ sẽ dành cho những ai còn cha mẹ và bông trắng dành cho cho những ai không còn cha mẹ trên đời này. Nghi thức này nhắc nhở về lòng hiếu thảo và tình người, đặc biệt là với những người con còn cha mẹ. Chính vì vậy, mà “ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”.
Những thông tin về lễ Vu Lan báo hiếu
Ngày nay, theo dòng chảy hối hả của cuộc sống, không ít người đã quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với cha mẹ già và coi nhẹ ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan. Vì thế, mà Lễ Vu Lan càng cần phải duy trì và phát huy để nhắc nhở con cháu về sự hiếu hạnh và bổn phận của mình. Dẫu biết rằng, với cha mẹ già thì cuộc sống hạnh phúc, sung túc của con cái vẫn là điều làm họ cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ nhất khi đã ở tuổi xế chiều. Nhưng không vì thế mà con cái được phép quên đi trách nhiệm của mình với cha mẹ già. ►Xem thêm: Sự khác nhau giữa lễ Vu Lan báo hiếu và lễ cúng cô hồn
Lễ cúng cô hồn và ngày xá tội vong nhân
Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và nói trại đi thành cúng Cô hồn tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ, không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái.
Việc cúng Cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà thường gọi tắt là A Nan với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu).
Một buổi tối A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào nói rằng 3 ngày nữa A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa, mặt cháy đen như nó. A Nan sợ quá bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ.
Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn chúng tôi sẽ được sinh về cõi trên”.
Nghe vậy A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni”. A Nan đem tụng trong lễ cúng và được thêm phúc thọ… Y theo lời báo của quỷ miệng lửa, A Nan sau đó làm theo, cúng quỷ đói và đọc bài chú Đức Phật truyền cho nên mới thoát được kiếp nạn.
Sự khác nhau giữa lễ Vu Lan báo hiếu và lễ cúng cô hồn
Tục cúng Cô hồn bắt nguồn từ sự tích này nên ngày nay người ta vẫn nói cúng Cô hồn là Phóng diệm khẩu, với nghĩa gốc là “thả quỷ miệng lửa”. Về sau, lại được hiểu rộng thành các nghĩa khác như: Tha tội cho tất cả những người chết (xá tội vong nhân) hoặc Cúng thí cho những vong hồn vật vờ (cô hồn)."
Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm vừa được gọi là ngày lễ Vu Lan báo hiếu vừa được gọi là ngày lễ cúng cô hồn. Tuy nhiên, hai lễ cúng này là hoàn toàn khác nhau về nguồn gốc tuy nhiên cả hai lễ này đều chứa đựng ý nghĩa và giá trị nhân văn sâu sắc: khuyến khích con người làm điều thiện, điều phúc, báo hiếu cho cha mẹ, ân nhân, phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Bên cạnh đó, trong ngày Rằm tháng 7, nhiều người còn lựa chọn mua những vật phẩm phong thủy để cầu mong may mắn cho các thành viên trong gia đình, xua đuổi tà khí trong ngày “mở cửa địa ngục”. Những người con sẽ tặng cho bố mẹ món quà lễ Vu Lan ý nghĩa mong cha mẹ mạnh khỏe, hạnh phúc và mãi bình an.
Hải Trinh/ Golden Gift Việt Nam.
Bình luận