Tết đến gia đình nào cũng vậy, dù sang hay khó cũng đều tất bật chuẩn bị mâm cơm thịnh soạn, đầy đủ nhất để cúng tổ tiên, ông bà mong tổ tiên sẽ phù hộ cho con cháu một năm mới ấm no, hạnh phúc và để cả gia đình vui vầy sum họp ngày đầu năm. Các món ăn cổ truyền ngày Tết không chỉ đa dạng về món mà còn chú trọng về hình thức trình bày và màu sắc của món ăn.
Hãy cùng nhau tìm hiểu những món ăn không thể thiếu trên mâm cơm ngày tết của người Việt ngay sau đây nhé!
Các món ăn ngày Tết truyền thống ở miền Bắc
Bánh Chưng
Bánh chưng là món ăn đầu tiên mà chúng ta không thể thiếu khi nhắc đến ngày tết cổ truyền miền Bắc. Bánh chưng là sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo, đậu xanh ngọt bùi, tiêu cay nhẹ và thịt mỡ béo ngậy đã tạo nên một hương vị ngày Tết không thể lẫn vào đâu được, một thứ bánh ngon tròn vị.
Bánh chưng – một hương vị ngày Tết không thể lẫn vào đâu được
Thịt đông
Thịt đông là món ăn đặc trưng của mùa đông miền Bắc. Trong không khí se lạnh, thịt đông trở nên ngon và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Món này được làm từ thịt lợn ba chỉ (có thể thay bằng gà) cộng thêm một mảng bì lợn. Tất cả đều được ninh nhừ và sau một đêm đã trở thành món thịt đông vô cùng hấp dẫn. Một miếng thịt đông ăn kèm với một miếng dưa hành là đúng vị nhất.
Thịt đông- món ăn truyền thống, độc đáo và tinh túy của người miền Bắc
Dưa hành
Trong mâm cơm ngày Tết của người Việt có rất nhiều món ngon, từ cao lương mĩ vị cho đến những món vô cùng giản dị, dân dã. Và một trong những món dân dã nhưng lại có vị trí đặc biệt trong mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc đó chính là món hành muối chua, hay còn gọi là dưa hành. Dưa hành thường được sử dụng như một món gia vị ăn kèm với bánh chưng hoặc thịt đông, thịt kho. Vị chua dịu, cay nhẹ của dưa hành vừa giúp tăng hương vị vừa giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn trong những ngày Tết.
Dưa hành- món ăn chống ngán hữu hiệu nhất trong dịp Tết
Giò lụa
Từ xưa đến nay, giò luôn là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Việt nói chung và người miền Bắc nói riêng. Giò lụa giòn, thơm, đậm mùi thịt với hương thơm của những tàu lá chuối tươi từ lâu đã trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc.
Giò- món ăn “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà"
Các món ăn ngày Tết truyền thống ở miền Trung
Bánh tét
Nếu như miền Bắc có bánh chưng thì miền Trung món bánh không thể thiếu trong ngày tết đó chính là bánh tét.
Tương tự như bánh chưng ở miền Bắc, bánh Tét gồm các nguyên liệu như thịt heo, đậu xanh, gạo nếp, gói thành hình trụ tròn và bọc ngoài là lá chuối. Bánh Tét có vị thanh đạm, hơi mặn của đậu xanh và gạo nếp ngâm muối, cay của tiêu nêm trong thịt. Bánh Tét là một món ngon ngày Tết miền Trung, có ý nghĩa là sự hội tụ của đất và trời.
Bánh tét là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ Tết người miền Trung
Dưa món
Đây là một loại thức ăn để ăn kèm với bánh tét ngày tết. Dưa món của miền trung là món ăn được làm từ các loại rau củ tươi có chất dinh dưỡng dễ mua như cà rốt, củ cải, đu đủ… ngâm trong nước muối nhiều ngày đến khi có vị mặn và nhai giòn là được.
Dưa món là món ăn ngon không thể thiếu trong ngày Tết
Thịt heo ngâm nước mắm
Lại thêm một món ngon ngày Tết miền Trung dễ làm nữa chính là thịt heo ngâm nước mắm. Thịt heo ngâm nước mắm là món ăn từ xưa. Thời đó còn khó khăn, mua được miếng thịt về ăn cũng phải dành dụm, bởi vậy nên mới nghĩ ra cách ngâm thịt với nước mắm để dành ăn dần. Món này có vị mặn của nước mắm, ngọt của đường, thịt heo luộc rồi ngâm nên rất mềm, thường được ăn kèm với rau thơm, củ kiệu, dưa món.
Mỗi dịp Tết đến Xuân về thì món thịt ngâm mắm là món phổ biến nhất ở nhiều tỉnh miền Trung.
Các món ăn ngày Tết truyền thống ở miền Nam
Thịt kho nước dừa
Trong vô số các món ăn ngon tại Sài Gòn thì món ăn Tết truyền thống nổi tiếng nhất đối với người dân miền Nam có lẽ chính là thịt kho nước dừa. Hay còn gọi với cái tên khác là thịt kho riệu, thịt kho hột vịt. Những ngày giáp Tết, bên cạnh công việc nấu bánh tét thì các hộ gia đình nam bộ còn hay chuẩn bị một nồi thịt kho nước dừa to để ăn vào những ngày này. Thịt kho hột vịt trông rất hấp dẫn, dễ ăn và rất ngon miệng. Nếu bạn muốn thưởng thức món này mà không cảm thấy ngấy thì bạn có thể ăn món này thường ăn kèm dưa giá.
Món ăn Tết truyền thống nổi tiếng nhất đối với người dân miền Nam có lẽ chính là thịt kho nước dừa
Củ kiệu tôm khô
Điều đặc biệt ở miền Nam khác hoàn toàn với miền Trung đó chính là củ kiệu không ăn cùng với bánh tét, mà thường ăn kèm tôm khô thành một món riêng. Củ kiệu được ngâm chua ngọt, khi ăn kèm tôm khô thì rắc thêm miếng đường cát sẽ khiến cho món ăn có đủ vị giòn, dai, hăng, mặn, ngọt để cánh mày râu nhâm nhi ngon lành thú vị.
Củ kiệu tôm khô đã trở thành một món riêng của người dân miền Nam dịp Tết về.
Canh khổ qua nhồi thịt
Với mỗi gia đình miền Nam thì món canh khổ qua nhồi thịt là một món ăn thường ngày quen thuộc. Và nó cũng được sử dụng trong những ngày Tết với ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn đi qua. Không những thế, đây cũng là món ăn bổ dưỡng giải nhiệt cơ thể trong những ngày Tết.
Khổ qua nhồi thịt – món ăn ngày Tết với ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn đi qua.
Tranh đôi đũa mạ vàng gắn hoa mai - cuộc sống an bình, gia đình hạnh phúc sum vầy
Đôi đũa trong văn hóa Châu Á đại diện cho hình ảnh gia đình gắn kết, sum vầy bên mâm cơm. Mỗi đôi đũa là lời chúc cho một tương lai ấm no, tốt đẹp sau mỗi bữa ăn. Trong những ngày tết đôi đũa lại càng trở nên ý nghĩa, ẩn chứa nhiều nét văn hóa của người Việt.
Đôi đũa là hình ảnh gia đình sum vầy, quây quần hạnh phúc bên nhau, là hình ảnh mọi người cùng đồng tâm cộng lực luôn sát cánh bên nhau.
Đôi đũa trong văn hóa Châu Á đại diện cho hình ảnh gia đình gắn kết, sum vầy bên mâm cơm. Mỗi đôi đũa là lời chúc cho một tương lai ấm no, tốt đẹp sau mỗi bữa ăn.
Trên đây là tổng hợp những món ăn truyền thống ngày tết của ba miền Bắc – Trung – Nam, mỗi món ăn đều đem lại một màu sắc và hương vị riêng. Trong dịp tết này các bạn hãy cùng nhau chuẩn bị những món ngon thật đậm chất vùng miền cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé!
Bình luận